Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Giới hành

Giới hành là những lời dạy cách thức tu tập đạo đức và oai nghi chánh hạnh; những lời dạy về những phương pháp rèn luyện trau dồi đạo đức cho mọi người trên hành tinh này nói chung, cho những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư Sĩ nói riêng, những lời dạy cách thức tu tập đạo đức và oai nghi chánh hạnh của một tu sĩ Phật giáo trọn đầy đức hạnh làm người, làm Thánh không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, tức là Chánh nghiệp.

Trong giới luật có những pháp môn tu tập để tâm được thanh tịnh. Các pháp môn này có tên là Tứ Chánh Cần, gồm có bốn loại định:

1- Định Chánh Niệm Tỉnh Giác,

2- Định Sáng Suốt,

3- Định Niệm Hơi Thở,

4- Định Vô Lậu.

Nếu một người tu hành thật kỹ bốn loại định này thì giới luật sống rất nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Giới luật thanh tịnh tức là tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh tức là tâm bất động là Tâm không dao động, là hoàn tất con đường giải thoát, mục đích tu hành. Giới hành là phương pháp thực hành để sống đúng giới đức và giới hạnh, là những pháp môn thực hành để tâm ly dục ly ác pháp, để sống không làm khổ mình khổ người và khổ cả hai, để tâm thanh thản an lạc và vô sự, để tâm không phóng dật, để tâm vô lậu, để tâm có đủ Tứ Như Ý Túc, để tâm có đủ Tam Minh.

Các giới hành gồm có: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, Thất Giác Chi, Ngũ Căn, Ngũ Lực. Tất cả pháp trên được gọi là 37 phẩm trợ đạo.
Giới là giới luật, là những điều ngăn cấm, là những pháp thiện.

Hạnh là hành động, là đức hạnh nói lên sự hoạt động của đức đó qua thân, khẩu, ý. Giới hạnh dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua những hành động sống như: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.

… Những oai nghi tế hạnh ấy được gọi là Chánh nghiệp. Giới hạnh dạy về oai nghi tế hạnh những hành động đức hạnh của mọi người trên hành tinh này nói chung, của những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư Sĩ nói riêng.

iới hạnh là những hành động không vi phạm giới luật; là những hành động cao quý, những hành động thiện, những hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh; là những hành động không làm trái với lương tâm của mình.

Người tu sĩ và người cư sĩ nào giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, những vị ấy đã thể hiện Hạnh Đức của mình. Như vậy giới luật là “Hạnh Đức” của người tu sĩ và người cư sĩ. Giới hạnh làm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức là tri kiến giải thoát hay nói cách khác là tri kiến không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, tức là sự hiểu biết thanh tịnh.

Cho nên Giới hạnh là tri kiến giải thoát; ở đâu có tri kiến giải thoát là ở đó có đức hạnh. Lời này xác định đạo đức làm người rất rõ ràng: Người có đức hạnh không làm khổ mình, khổ người là người phải có tri kiến giải thoát.

“Ai có giới hạnh là có tri kiến giải thoát, ai có tri kiến giải thoát là có giới hạnh”. Phần đông, trong cuộc đời người nào cũng có tri kiến, nhưng tri kiến không có giới hạnh. Tri kiến không có giới hạnh là tri kiến khổ đau, tri kiến ác, tri kiến dục làm khổ mình, khổ người.

“Giới hạnh có thể làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến có thể làm thanh tịnh giới hạnh” Đó là cách thức sử dụng tri kiến giải thoát để vượt ra khỏi qui luật của nhân quả, để làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi của kiếp làm người.

người. Giới hạnh là hành động thiện. Ví dụ: Thấy một người bị tai nạn giao thông liền chỡ họ vào bệnh viện cưú cấp. Hành động này gồm có hai: giới đức và giới hạnh:

1/ Giới Đức là tính hiếu sinh.

2/ Giới Hạnh là hành động hiếu sinh.

Gợi ý